Hotline: 0878157629
TT PHÁT TRIỂN SINH HỌC

Phân phối chê phẩm nấm Trichoderma

CHẾ PHẨM TRICHODERMA AT TRỒNG RAU HỮU CƠ

I. Sản xuất trồng rau màu hiện nay

1. Bằng việc tăng cường bón phân NPK phân hoá học chứa nhiều gốc Axit làm cho đất trồng rau màu bị chua, đất chai cướng, lỳ mịn xuống?

2. Năm sau phun lượng thuốc hoá học cho cây nhiều hơn năm trước khi gặp mưa gió thuốc ngấm vào trong đất làm chết hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất?

3. Điều kiện thiên tai bất ổn, nóng lên của toàn cầu dẫn đến nắng nóng triền mien, mưa gió lữ lụt nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất rau màu

4. Thời tiết bất thuận khó trồng được rau màu thì lượng thuốc hoá học, chất kích thích sinh trưởng  sử dụng tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần 

=> Đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nông sản giảm sút theo thống kê hàng năm. Bà con chúng ta chưa biết hoặc biết mà chưa làm đó là SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TỰ NHIÊN đó là hệ sinh vật trong đất đặc biệt Chế phẩm NẤM TRICHODERMA - được các nhà khoa học đặt tên rất thân thương: “NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ”. Với sự hùng mạnh của hệ vi sinh này trong đất cộng thêm nguồn phân hữu cơ dồi dào thì đất trồng rau màu của bà con nông dân chúng ta vô cùng màu mỡ, phì nhiêu cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển khoẻ mạnh không chỉ thế mà còn kháng lại được các bệnh kinh niên của cây trồng như: vàng lá, thối rễ, chết nhanh chết chậm, héo rủ…. hiệu quả cao mang đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững an toàn, thân thiện với môi trường.

II. Thành phần chế phẩm Trichoderma

1. Hữu cơ >15%; Trichoderma spp: 1.8x107 CFU/g; Độ ẩm < 30%

2. Đặc biệt bổ sung: Sản phẩm lên men từ hàng tỉ vi sinh vật hữu ích: Bacillus Subtilis; Actinomycetes spp; Saccharomyces cerevisiae; Apergillus niger; Bacillus polymysa; Bacillus megaterium; Azotobacter chrocoum; Steptomyces spp…

III. Tác dụng của Trichoderma

- Các chủng nấm Trichoderma được tuyển chọn là chủng có hoạt lực cao đáp ứng tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên và phát triển nhanh trong nguồn hữu cơ giúp phân huỷ nhanh quá trình ủ xác vỏ thực vật: thân cành lá cây khô, vỏ cà phê, rơm rạ, thân lõi cây bắp, thanh long… phân chuồng: phân cá, phân tôm, phân gà, phân lợn, phân trâu bò… thành phân hữu cơ sinh học.

- Các xạ khuẩn: Cung cấp cho cây trồng một số Vitamin nhóm B giúp cho cây trồng khoẻ, tăng sức đề kháng, chống lại nấm bệnh xâm nhập và một số nấm khác tiết ra kháng sinh để tiêu diệt các khuẩn gây hại cho cây trồng.

- Phân huỷ mùn, giải độc hữu cơ, tăng độ mùn cho đất, cải thiện độ pH trung tính, làm tơi xốp thông thoáng đất tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển có nhiều nguồn oxi giúp rễ cây hô hấp.

- Đối kháng mạnh với các chủng nấm gây bệnh Phytophthora, Palmivora, Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium,...gây ra bệnh vàng lá, xoăn lá, thối rễ, chết nhanh chết chậm, lở lét cây có múi, và bệnh sưng phù nề cổ rễ do tuyến trùng gây ra ở các vựa trồng cây ăn trái lâu năm.

- Đẩy nhanh quá trình hấp thụ dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng cây trồng, rút ngắn đáng kể thời gian ủ, phân hoai mục nhanh: từ 25-35 ngày ủ là sử dụng được bón cây trồng

Công ty chúng tôi là đơn vị chuyên sản xuất các dòng sản phẩm không chỉ có chế phẩm Trichoderma mà còn phân thuốc vi sinh an toàn bền vững đã phân phối cho các đại lý nhà phân phối Trichoderma toàn quốc.

 IV. Sử dụng nấm Trichoderma trong nông nghiệp hữu cơ:

1/ Phòng bệnh trực tiếp trên cây trồng:

+ Sử dụng riêng hoặc phối hợp với phân hữu cơ để bón gốc, liều dùng: 1-2 kg chế phẩm Trichoderma /1000 m2 

+ Khi cây đang bị bệnh sử dụng liều lượng cao hơn 2 - 3 kg chế phẩm Trichoderma kết hợp với Phân hữu cơ vi sinh bón gốc, bón liên tục 2-3 lần (10- 15 ngày/lần) liên tục 2 – 3 lần

Lưu ý:

+ Lúa: bón lót hoặc trộn vào hạt giống trước khi gieo sạ (1 kg/1000 m2) để phòng ngừa ngộ độc hữu cơ.

+ Cách ly với vôi và thuốc trừ bệnh, thời gian cách ly ít nhất là 7 ngày.

2/ Dùng để xử lý phân bón:

+ Nguyên liệu: 1 tấn phân hữu cơ các loại (phân chuồng, xác bã thực vật), 1- 2 kg chế phẩm Trichoderma và  20 kg super lân bột và 10 kg vôi bột

+ Phương pháp ủ:

Bước 1: Trộn đều phân hữu cơ, Super lân, Vôi bột và  Trichoderma

Bước 2: Tưới đều nước, nước xả chuồng trại hoặc rỉ mật (nếu có) vào đống ủ để đạt độ ẩm 60- 65% (dùng tay xoa đều nắm một nắm, nước vừa rỉ ra là được).

Bước 3: Đảo trộn đều, đánh đống phân ủ (cao 1-1,5m), sau đó dùng bạt nylon (màu tối) đậy kín. Lưu ý: nền ủ phân phải khô ráo, thoát nước tốt.

Bước 4: 15-20 ngày sau, mở bạt ra (nhiệt độ 75 - 85 0C ), đảo trộn đều, tưới thêm nước nếu đống ủ khô, tiếp tục đậy lại ủ thêm 15-20 ngày.

Bước 5: Sau 30 - 40 ngày (tùy theo nguyên liệu ủ) phân hoai mục hoàn toàn (nhiệt độ nguội lại bình thường) và có thể bón phân hữu cơ vi sinh
sạch này cho cây trồng ở liều lượng phù hợp.

Liên hệ tư vấn: 0878157629

Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SINH HỌC by LinkMediaVietNam