Nấm đối kháng trichoderma
NHÀ PHÂN PHỐI TRICHODERMA
I. Thành phần: Chế phẩm Trichoderma
- Hữu cơ >15%; Trichoderma spp: 1,8x107 CFU/g; Độ ẩm < 30%
- Đặc biệt bổ sung: Sản phẩm lên men từ hàng tỉ vi sinh vật hữu ích: Bacillus Subtilis; Actinomycetes spp; Saccharomyces cerevisiae; Apergillus niger; Bacillus polymysa; Bacillus megaterium; Azotobacter chrocoum; Steptomyces spp…
- Nấm đối kháng Trichoderma có khả năng ức chế, kiểm soát tốt các tác nhân gây bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất và hiệu quả hơn so với biện pháp hóa học. Trichoderma được phân bố rộng rãi trong đất nông nghiệp và hệ sinh thái vùng rễ của cây trồng đã phân lập và tuyển chọn được 02 loài nấm đối kháng Trichoderma asperellum và Trichoderma harzianum
Bà con liên hệ với chúng tôi qua sđt: 0878157629
II. Cơ chế 2 chủng Trichoderma
Khả năng đối kháng và phòng trừ các nấm gây bệnh hại cây trồng có nguồn gốc trong đất như:
+ Rhizoctonia solani (bệnh lở cổ rễ nhiều cây trồng cạn)
+ Sclerotium rolfsii (bệnh héo rũ gốc mốc trắng cà chua, khoai tây)
+ Sclerotinia sclerotiorum (bệnh thối hạch bắp cải)
+ Fusarium solani (thối cổ rễ lạc, chanh leo)
+ F. oxysporoum f. sp. cubense (bệnh héo vàng chuối).
III. Tác dụng:
- Nấm đối kháng Trichoderma có hiệu quả phòng trừ tốt một số bệnh như lở cỗ rễ, thối hạch bắp cải, thổi cổ rễ lạc, héo rũ gốc mốc trắng, héo vàng chuối và nhiều cây hoa khác như hoa trạng nguyên.
- Chế phẩm Trichoderma còn có khả năng kích thích sinh trưởng của cây trồng và có khả năng phối trộn với một số loại phân bón hữu cơ để tạo thành phân hữu cơ vi sinh .
Khi phối trộn chế phẩm Trichoderma với phân bón hữu cơ cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn, góp phần vào định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững.
IV. Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp:
1.Ủ phân hữu cơ:
+ Nguyên liệu: 1 tấn phân hữu cơ các loại (phân chuồng: phân gà, phân lợn, phân trâu bò… hoặc xác bã thực vật: vỏ cà phê, thân cây ngô, thanh long, rơm rạ…) với 1kg Trichoderma có thể cho thêm 20 kg super lân bột và 10 kg vôi bột
+ Phương pháp ủ:
Bước 1: Trộn đều phân hữu cơ và Trichoderma
Bước 2: Tưới đều nước, nước xả chuồng trại hoặc rỉ mật (nếu có) vào đống ủ để đạt độ ẩm 60- 65% (dùng tay xoa đều nắm một nắm, nước vừa rỉ ra là được).
Bước 3: Đảo trộn đều, đánh đống phân ủ (cao 1-1,5m), sau đó dùng bạt nylon (màu tối) đậy kín. Lưu ý: nền ủ phân phải khô ráo, thoát nước tốt.
Bước 4: 15-20 ngày sau, mở bạt ra (nhiệt độ 75 - 85 0C ), đảo trộn đều, tưới thêm nước nếu đống ủ khô, tiếp tục đậy lại ủ thêm 15-20 ngày.
Bước 5: Sau 30 - 40 ngày (tùy theo nguyên liệu ủ) phân hoai mục hoàn toàn (nhiệt độ nguội lại bình thường) và có thể bón phân hữu cơ vi sinh sạch này cho cây trồng ở liều lượng phù hợp.
2.Phòng bệnh trực tiếp trên cây trồng:
+ Sử dụng riêng hoặc phối hợp với phân hữu cơ để bón gốc, liều dùng: 1-2 kg Trichoderma /1000 m2
+ Khi cây đang bị bệnh sử dụng liều lượng cao hơn 2 - 3 kg chế phẩm Trichoderma kết hợp với Phân hữu cơ vi sinh bón gốc, bón liên tục 2-3 lần (10- 15 ngày/lần) liên tục 2 – 3 lần