Hotline: 0878157629
TT PHÁT TRIỂN SINH HỌC

Mua nấm đối kháng trichoderma

TÌM ĐẠI LÝ NHÀ PHÂN PHỐI TRICHODERMA TOÀN QUỐC

Rất nhiều bà con nông dân gọi đến nhờ chúng tôi tư vấn về vườn cây cách chăm sóc theo quy trình nông nghiệp hữu cơ an toàn bền vững và cách sử dụng chế phẩm Trichoderma với các câu hỏi thường thấy như sau:

1. Chế phẩm Trichoderma có tác dụng gì?

2. Cách sử dụng nấm Trichoderma sao cho hiệu quả?

3. Phun tưới cho cây vào thời điểm nào thì hợp lý ?

4. Nồng độ và liều lượng ra sao ?

I, Chế phẩm Trichoderma là gì?

Chủng nấm có tên đầy đủ là Trichoderma spp, thường sống trong đất tập trung nhiều ở khu vực rễ cây. Chủng nấm này có đến 33 loài, hầu hết đều có lợi cho cây trồng. Một số giúp cố định đạm trong đất, số khác phân giải phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp hoặc tấn công tiêu diệt các loài nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Do tính chất đối kháng với nấm bệnh, nên bà con thường đọc là “Nấm đối kháng Trichoderma”

Nấm Trichoderma có tác dụng gì?

  • Nấm Trichoderma tiết ra enzyme xâm nhập phá hủy vỏ tế bào nấm bệnh, hút dinh dưỡng, tiêu diệt các loài nấm có hại như : Fusarium solani, Phytophtora, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii… đây là các loài gây bệnh kinh niên đặc biệt nguy hiểm như: bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bệnh lở cổ rễ ở cà phê, bệnh xì mủ sầu riêng, vàng lá thối rễ ở cây bơ… và các bệnh tương tự liên quan đến rễ ở các loại cây trồng khác.

  • Một số chủng Trichoderma còn tiết ra Enzym: Enzym cellulase, chitinase, protease, pectinase, amlylase… giúp phân hủy mùn, rễ cây, xác bã thực vật giúp chuyển hóa thành phân hữu cơ cây hấp thụ được.

  • Trong quá trình ủ Phân chuồng: phân lợn, phân gà, phân trâu bò… Phế phụ phẩm nông nghiệp: rơm rạ, mùn cưu, vỏ cà phê, thân cùi bắp cây ngô, thanh long cặt nhỏ… xác động thực vật. Việc trộn với Chế phẩm Trichoderma làm cho phân được phân giải nhanh chóng,  phần ủ giảm mùi hôi, tiết kiệm được thời gian ủ phân lên 2 đến 3 lần.

  • Ngoài cơ chế tiêu diệt trực tiếp khi tiếp xúc, Chế phẩm Trioderma còn có cơ chế sản sinh ra các “kháng thể” được truyền đi khắp các bộ phận, giúp tiêu diệt nấm hại ở cả lá, cành cây, ngọn cây, quả… mà không cần tiếp xúc.

  • Nấm đối kháng Trichoderma còn giúp tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật cố định đạm (khuẩn lạc), phân giải lân… Nấm đối kháng Trichoderma cộng sinh tốt với tất cả các loài sinh vật có ích trong đất giúp tăng độ phì nhiêu tơi xốp cho đất.

II, Cách đánh giá chất lượng chế phẩm Trichoderma

Nhờ vào các tác dụng vừa kể trên, Trichoderma gần đây được rất nhiều bà con tin dùng, kéo theo đó là hiện tượng các công ty sản xuất chế phẩm Trichoderma lạm dụng đồng loạt giảm giá rẻ. Bạn biết đấy; giá rẻ đồng nghĩa với việc chất lượng giảm xuống thì mới có lợi nhuận. Do đó ngoài việc lựa chọn đơn vị uy tín, đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… thì còn có một số cách thủ công để bà con tự mình kiểm tra chất lượng chế phẩm Trichoderma như sau:

Đọc thông số trên bao bì sản phẩm

  • Hữu cơ >15%; Trichoderma spp: 1.8x107 CFU/g; Độ ẩm < 30% 

  • Phụ gia bổ sung: Sản phẩm lên men từ hang tỉ vi sinh vật hữu ích: Bacillus Subtilis; Actinomycetes spp; Saccharomyces cerevisiae; Apergillus niger; Bacillus polymysa; Bacillus megaterium; Azotobacter chrocoum; Steptomyces spp …

  • Hạn sử dụng phải còn ít nhất 1 năm.

Kiểm tra bằng phương pháp thủ công

  • Dùng nước sạch: Sử dụng chai nước suối loại 0,5 lit, sau đó cho nước sạch vào 3/4 chai. Múc 1 muỗng nhỏ chế phẩm Trichoderma cần kiểm tra cho vào, khuấy đều. Đậy nắp và cho vào góc phòng (nơi thiếu sáng). Nếu sau 4-10 ngày nước chuyển thành màu xanh hoặc xám, có mùi hôi là sản phẩm đạt yêu cầu.

Công ty chúng tôi hợp tác Viện nghiên cứu thành công và cho sản xuất theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu lớn với thời gian đặt đơn hàng ngắn cho các đại lý nhà phân phối Trichoderma Toàn quốc. Hiện tại chúng tôi đang mở rộng thị trường khắp cả nước khổng chỉ là các đại lý nhà phối Trichoderma Toàn quốc mà còn các Công ty muốn làm nhãn hiệu riêng, Hợp tác xã, Hội Nông dân... chúng tôi ở hiện tại và trong tương lai.

Bạn có nhu cầu muốn hợp tác bền vững thì liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0878157629 để được tư vấn miễn phí

III, Cách sử dụng chế phẩm Trichoderma đúng cách:

Sau khi đã tìm được sản phẩm Trichoderma đạt yêu cầu, thì cách sử dụng cũng không kém phần quan trọng. Nếu sử dụng sai cách thì hiệu quả của Trichoderma sẽ bị giảm đi rất nhiều. Sau đây là một số lưu ý cho bà con

  • Sản phẩm Trichoderma nên được sử dụng hết trong 1 lần, nếu không sử dụng hết nên bảo quản trong chai lọ đậy kín nắp. Vì trong môi trường tự nhiên không có thức ăn, Trichoderma sẽ giảm số lượng nhanh chóng trong 3 - 4 tháng. Sau 6 tháng thì hoàn toàn mất tác dụng

  • Không sử dụng Trichoderma trong điều kiện khô hạn, thiếu độ ẩm, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Số lượng nấm sẽ giảm và tác dụng cũng giảm theo

  • Mặc dù có đặc tính phân hủy Xenlulo nhưng Trichoderma chỉ có tác dụng trên các phần thân cây khô, vàng úa, mất đi diệp lục. Do đó vẫn an toàn với cây trồng, có thể phun xịt lên lá, thân cành non.

  • Nấm đối kháng Trichoderma có nguồn gốc hữu cơ, sinh học, nên an toàn với con người và vật nuôi.

  • Chỉ sử dụng chế phẩm Trichoderma với các loại phân hữu cơ, phân vi sinh… phân vô cơ với nồng độ đậm đặc sẽ làm chết nấm giảm hiệu quả khi sử dụng

  • Bên cạnh đó không trộn chung với vôi bột khi sử dụng, do vôi có tính kháng khuẩn nên cũng làm chết nấm Trichoderma.

  • Chỉ phối hợp chung với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khác khi có hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc hướng dẫn của cán bộ khuyến nông trong khu vực

IV, Hướng dẫn sử dụng ủ phân:

Bước 1: Lượng sử dụng: 1kg chế phẩm Trichoderma trộn với 1 - 2 Tấn phân chuồng (phân gà, phân lợn, phân trâu bò…) phế phụ phẩm nông nghiệp (vỏ cà phê, xơ dừa , rơm rạ,...) + 20 kg super lân bột + 10kg vôi bột. Trộn đều, bổ sung nước để giữ độ ẩm 60 - 65%

Bước 2: Đánh đống ủ cao 1,2  - 1,5m, đậy kín bằng bạt nilon có màu tối.

Bước 3: Sau 15 - 20 ngày đảo trộn đống ủ, tưới nước giữ độ ẩm ban đầu. Sau 40 - 60 ngày phân hoai mục sử dụng được.      

Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SINH HỌC by LinkMediaVietNam