Hotline: 0878157629
TT PHÁT TRIỂN SINH HỌC

Phòng trừ nấm bệnh trong đất

TRICHODERMA TÌM ĐẠI LÝ NHÀ PHÂN PHỐI TOÀN QUỐC

Việc phối hợp giữa canh tác truyền thống với công nghệ sinh học ngày càng có nhiều vận dụng mới để trồng và chăm sóc cây ăn trái mà nhiều bà con chưa biết.

Thậm chí ở vùng cây ăn quả đang bị dịch bệnh gây hại, khi được hỏi đến thì bà con: chưa biết, chưa nghe thấy… mà với nhiều người biết rồi, nghe rồi thì… chưa đúng, chưa đủ...

 Bà con thân mến!

Một số vấn đề bà con nông dân đang gặp phải trong sản xuất nông nghiệp:

+ Bón phân là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nên chúng ta thường nghĩ rằng bón càng nhiều càng tốt. Thế nhưng hiệu quả thu được cao nhất của việc bón phân khi và chỉ khi chúng ta bón hợp lý. Thay vì cần phải chia làm nhiều lần để bón trong một vụ mùa, bón theo nhu cầu của cây, chúng ta ngại tốn công nên đã làm ngược lại, là chia làm ít lần bón nhưng mỗi lần lại bón quá dư thừa phân, cây hấp thụ không hết dẫn đến tình trạng rửa trôi thẩm thấu long đất hoặc bốc hơi ra tự nhiên gây ra lãng phí. Với việc làm như vậy, không những không đạt được điều chúng ta mong muốn mà còn làm đảo lộn hệ sinh thái và có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu khác.

Bà con liên hệ với chúng tôi: 0878157629

+ Phân bón hóa học, thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng nhân tạo là các yếu tố chính gây nên tình trạng ngộ độc đất, chua đất, phá vỡ sự cân bằng vốn có của đất. Đã làm thí nghiệm thực tế: Đào nhiều hố thăm dò và nhận thấy hầu như mọi hố đào của cây ăn qủa đều có độ pH tương tự nhau.

Khoảng 20cm đầu tính từ mặt đất có pH khoảng từ  4 – 5,5

Khoảng 15cm tiếp theo độ pH khoảng 3

Khoảng 15cm tiếp dưới độ pH thấp hơn 2.

+ Trong khi các loại nấm hữu ích thường tồn tại trong độ pH khoảng 5 – 8. Khi độ pH dưới 4, nấm đối kháng Trichoderma bất hoạt hoặc chết. Trái lại, khi đất càng chua là điều kiện thích hợp cho các loại nấm gây hại phát triển mạnh lấn át nấm hữu ích cả về lực lượng lẫn sức mạnh.

+ Bón nhiều phân đạm sẽ làm cho độ pH của đất tụt 2 – 3 bậc chỉ trong khoảng vài ngày. Như vậy ta dễ dàng nhận thấy để phòng ngừa bệnh gây hại cho cây trồng đặc biệt cây ăn trái và cây công nghiệp ta phải quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ của “Phân bón, Đất và Trichoderma” để giữ gìn sự cân bằng vốn có của nó. Theo đó ta sẽ dễ dàng giải thích tại sao cũng cùng một sản phẩm Trichoderma người thì sử dụng có hiệu quả còn người thì không?

Dùng chế phẩm Trichoderma để kiểm soát dịch bệnh đã và đang là ý tưởng mục tiêu  hàng đầu của toàn thế giới, đặc biệt với mục tiêu sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững.

Hiện có hơn 70 loài Trichoderma được định danh, trong đó tiêu biểu nhất là loài Trichoderma Basillus, Trichoderma spp, Trichoderma koningii, Tricho harazianum, Tricho reesei, Tricho viride… chúng có nhiều trong đất và sinh sản vô tính bằng bào tử.

Trong mỗi loài có nhiều chủng, được ứng dụng nhiều nhất vẫn là các chủng phân giải hữu cơ xác thực vật cellulose, các chủng đối kháng nấm bệnh và tuyến trùng.

Việc nhân sinh khối các dòng cùng một loài cũng khác nhau. Đối với dòng phân giải hữu cơ, chỉ cần dùng thức ăn là xác bã hữu cơ, giống men gốc, rỉ mật và nước là có thể nhân sinh khối được. Đối với dòng kiểm soát đối tượng gây bệnh thì việc nhân sinh khối khó khăn hơn. Do vậy, giá thành để nhân giống Trichoderma trị tuyến trùng và đối kháng nấm bệnh cao hơn so với Trichoderma ủ xác bả hữu cơ, phân chuồng hữu cơ.

Một chức năng đặc biệt khác của nấm đối kháng chế phẩm Trichoderma là tiết ra chất kích thích sinh trưởng giúp hệ rễ ra nhanh mạnh và quấn xung quanh bảo vệ bộ rễ cây.

Tuyến trùng có quan hệ mật thiết với nấm, khuẩn và vi rút gây hại, chủ yếu là mở đường cho các loài gây hại xâm nhập vào nốt sần do tuyến trùng gây ra đặc biệt vùng trồng cây lâu năm thường xuyên xảy ra. Sau đó các loài gây hại này lan dần đến rễ cọc, cổ rễ làm chết cây.

Có nên phối trộn chế phẩm Trichoderma với các sản phẩm khác như thuốc bảo vệ thực vật hay phân hoá học hay thậm phân hữu cơ để phun lên cây hoặc bón gốc cho cây trồng ? 

Tất nhiên là phải trộn được rồi bởi vì chế phẩm Trichoderma là vi sinh vật sống nên phải có nguồn thức ăn để nuôi dưỡng chúng. Nhưng trộn như thế nào cho đúng, để bảo toàn được Trichoderma và để Trichoderma phát huy được hiệu quả cao nhất. Có lẽ điều này sẽ làm rất nhiều bà con băn khoăn. Như mọi người đã biết, Trichoderma có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau từ carbonhydrat, Amino acid (axít amin) đến Ammonia. Bản chất của sinh vật trong tự nhiên thường là phải cạnh tranh để sinh tồn, nên khi phối trộn nhiều loại nấm ngay cả cùng loài với nhau ta phải biết được là sẽ đối kháng hay tương tác.

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại phân dùng để phun trên lá hoặc tưới gốc. Ta có thể phối trộn Trichoderma với loại phân này để bón cho cây, vừa là dinh dưỡng cho cây vừa là nguồn để nuôi Trichoderma. Theo tôi được biết các chuyên gia về phân bón chỉ khuyên có thể phối trộn Tricho với các sản phẩm phân bón hữu cơ, chứ chưa có tài liệu nào cho phép phối trộn Trichoderma với các phân bón vô cơ dạng hạt như NPK… Cẩn thận với các sản phẩm như siêu lân, siêu kali vì khi phối trộn Tricho với các sản phẩm này có thể vô tình ta đã tiêu diệt mất Tricho trước khi đưa chúng đến với cây trồng. Không riêng gì Tricho mà các sản phẩm khác khi phối trộn với nhau ta phải có sự cân nhắc thật kỹ càng, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra, tiền mất tật mang.

Sử dụng chế phẩm Trichoderma trong ủ phân hưu cơ, vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả cao:

- Lượng sử dụng: 1 - 2 kg chế phẩm Trichoderma với 1- 2 tấn phân chuồng (phân gà, phân lợn, phân trâu bò…) phế phụ phẩm nông nghiệp (vỏ cà phê, xơ dừa , rơm rạ,...) + 20 kg super lân bột + 10kg vôi bột.

- Trộn đều, bổ sung nước để giữ độ ẩm 60 - 65%. Đánh đống ủ cao 1,2  - 1,5m, đậy bằng bạt nilon có màu tối.

- Sau 15 - 20 ngày đảo trộn đống ủ, tưới nước giữ độ ẩm ban đầu.  

- Sau 40 - 60 ngày tạo thành phân hữu cơ sử dụng được để bón cho cây trồng.

Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN SINH HỌC by LinkMediaVietNam